Sản phẩm
Articles 9 lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp SME tồn tại qua 5 năm sóng gió đầu tiên

9 lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp SME tồn tại qua 5 năm sóng gió đầu tiên

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Nhóm Bitrix24
8 phút
9
Đã cập nhật: 17/12/2024
Nhóm Bitrix24
Đã cập nhật: 17/12/2024
9 lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp SME tồn tại qua 5 năm sóng gió đầu tiên

Thay vì đi làm thuê, rất nhiều người sẽ nghĩ đến việc bắt đầu kinh doanh một cái gì đó cho riêng mình sau thời gian tích lũy kinh nghiệm. Ngoài sự tự do của việc làm chủ, kinh doanh khởi nghiệp còn mang đến cơ hội phát triển bản thân, tìm tòi những ngóc ngách bạn chưa bao giờ khám phá trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi, và tất nhiên là tiềm năng mang về nguồn thu nhập bền vững.

Tuy nhiên theo thống kê, đến 90% start-up, SMEs bỏ cuộc hoặc phá sản trong vòng 5 năm khởi nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Bitrix24 sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên tắc sống còn giúp doanh nghiệp SMEs có thể tồn tại, phát triển thành công trong 5 năm đầu tiên.

Những lý do phổ biến dẫn đến sự thất bại của các công ty SME

Để tránh thất bại ngay từ những năm khởi nghiệp đầu tiên, trước tiên chúng ta phải mổ xẻ những lý do góp phần vào sự thất bại đó. Dưới đây là top những sai lầm trong quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ khiến start-up không thể trụ nổi quá 5 năm đầu tiên.‍

Vấn đề thị trường

Một sai lầm phổ biến mà nhiều công ty khởi nghiệp mắc phải là không đánh giá chính xác thị trường. Một số người chọn khởi nghiệp với việc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mà thị trường không có nhu cầu đáng kể. Tất cả những gì họ xây dựng nên đó là một sản phẩm mà chủ công ty nghĩ là có thể bán được, chứ không phải dựa trên sự nghiên cứu thị trường bài bản, nghiêm túc.

Mặt khác, một số người lại vấp phải sai lầm là đánh giá quá cao quy mô thị trường, dẫn đến những dự đoán không sát thực tế và tất nhiên là sau đó thất bại khi lượng bán ra không đạt như kỳ vọng. Cả hai kịch bản đều có thể dẫn đến sự sụp đổ sớm của start-up đó.

Thiếu vốn hoặc quản lý vốn yếu kém

Một nguyên nhân khác của việc thất bại khi khởi nghiệp là thiếu vốn hoặc kỹ năng quản lý dòng tiền của người chủ công ty kém. Khởi nghiệp cần vốn, cho dù đó là một công ty nhỏ. Trong mọi giai đoạn ngay từ những ngày đầu tiên, các bước nghiên cứu phát triển sản phẩm, marketing, tuyển dụng nhân sự hay đơn giản là các chi phí cố định như mặt bằng, cơ sở vật chất đều cần khá nhiều tiền. Do đó, việc quản lý dòng tiền doanh nghiệp là rất quan trọng.

Nếu nguồn vốn cạn kiệt và không có nguồn khác thay thế, start-up có thể gặp rắc rối và người chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ phải rất vất vả để “xoay tiền”. Hơn nữa, ngay cả khi có đủ vốn, nếu không được quản lý tốt, một công ty khởi nghiệp có thể vẫn gặp khó khăn do vốn bị sử dụng lãng phí, không đúng mục đích gây ra thất thoát và không đem về lợi nhuận như mong đợi.

9 lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp SME tồn tại qua 5 năm sóng gió đầu tiên

Rào cản pháp lý

Các công ty khởi nghiệp thường đánh giá thấp sự phức tạp của các yêu cầu liên quan đến giấy tờ, pháp lý. Trước khi khởi nghiệp, nhiều người khá tự tin khi cho rằng họ đã rành hết tất cả các điều luật liên quan sau khi đọc sách và văn bản luật.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kinh doanh, rất nhiều rắc rối về pháp lý và giấy tờ hoàn toàn không giống như lý thuyết trong sách, cộng với việc thiếu kinh nghiệm xử lý, không thuê được luật sư phù hợp có thể dẫn đến công ty gặp thất bại khi hàng loạt giấy tờ bị đình trệ.

Cấu trúc nhân sự kém

Các công ty khởi nghiệp thường thất bại vì họ không tối ưu hóa hệ thống nhân sự và tận dụng hiểu quả kỹ năng trong đội ngũ nhân sự ban đầu.

Sự mất cân bằng trong cấu trúc đội ngũ, ví dụ quá nhiều nhân sự mảng kỹ thuật, quá ít nhân sự các mảng khác hoặc ngược lại, có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc sắp xếp công việc trong team. Khi chuyên môn của đội ngũ không cân bằng, ngoài vấn đề về kỹ thuật, quản lý dòng tiền trong kinh doanh, nó còn liên quan đến tư duy và quan điểm vận hành. Điều này có thể gây bất lợi trong bối cảnh thị trường đang phát triển nhanh chóng và thay đổi mỗi ngày.

Vội vã mở rộng quy mô

Nhiều công ty khởi nghiệp, sau một thời gian ngắn ngủi đạt được vài thành công ban đầu, những người sáng lập cảm thấy vô cùng phấn khích và nhanh chóng muốn mở rộng quy mô kinh doanh lên 3-4 lần so với hiện tại. Họ cố gắng tăng đội ngũ nhân sự, tăng số lượng mặt hàng bán hoặc mở rộng sang các địa phương khác. Điều này có thể làm cạn kiệt tài nguyên của công ty trong thời gian đầu, dẫn đến thất bại nhanh chóng ngay sau khi mở rộng vì gặp nhiều khó khăn hơn việc quản lý doanh nghiệp nhỏ.

9 lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp SME tồn tại qua 5 năm sóng gió đầu tiên

Thiếu tập trung

Trong thế giới hỗn loạn của các công ty khởi nghiệp, người sáng lập rất dễ bị phân tâm bởi các cơ hội mới, quan hệ đối tác tiềm năng mới hoặc các nguồn doanh thu thay thế. Tất cả những điều trên sẽ khiến họ xa rời mục tiêu cốt lõi ban đầu đặt ra khi khởi nghiệp, đổ nguồn lực vào những nơi không cần thiết và khiến start-up gặp khó khăn. Vì vậy, ngoài việc phải biết cách quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp, bạn cần phải tập trung vào mục tiêu chính của mình.

Bí quyết giúp SME tồn tại và phát triển qua 5 năm đầu tiên

Dưới đây là những cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả mà người khởi nghiệp cần lưu ý.

Hoàn thiện sản phẩm dựa trên phản hồi khách hàng

Để tiếp cận thị trường ở giai đoạn đầu, rất nhiều người khởi nghiệp giữ cho mình kỳ vọng tung ra một sản phẩm hoàn hảo về mọi mặt. Tuy nhiên theo nghiên cứu từ top những công ty khởi nghiệp thành công nhất, phiên bản đầu tiên mà họ sản xuất, mở bán hay ra mắt chưa hẳn là bản được người yêu dùng đánh giá quá cao.

Đó là một chiến thuật khôn ngoan vì đơn giản là bạn không thể biết được thị trường cần chính xác điều gì cho đến khi nhận được những phản hồi đầu tiên cho bản demo. Phiên bản này cũng có mức đầu tư tối thiểu, thay vì đập quá nhiều tiền ban đầu và không còn tiền để hoàn thiện các phiên bản sau.

Ngay cả Amazon, Facebook, hay ví dụ về doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam, sản phẩm đầu tiên của họ cũng không hề hoàn hảo. Chính người dùng và sự cầu tiến của đội ngũ là 2 yếu tố góp phần khiến cho các sản phẩm của start-up tốt lên từng ngày, đem lại lợi nhuận khả quan cho công ty qua từng năm hoạt động.

Phải xây dựng đội ngũ gọn nhẹ và có chuyên môn

Ban đầu, bạn không nên có đội ngũ quá đông vì nó sẽ khiến gánh nặng tài chính đè bẹp công ty non trẻ của bạn. Thay vào đó, hãy lựa chọn những người đồng hành ban đầu có chuyên môn tốt với số lượng vừa đủ, kết hợp với những phần mềm giúp giảm thiểu thời gian, sức lực con người trong các hoạt động bán hàng, marketing như phần mềm CRM. Một CRM tốt có thể giúp bạn tiết kiệm từ 10-20 nhân sự ngay cả trong giai đoạn đầu hay lúc mở rộng doanh nghiệp sau đó.

Với một CRM như Bitrix24, công ty khởi nghiệp có thể dễ dàng xây dựng quy trình quản lý doanh nghiệp nhỏ và quy trình bán hàng cho mình ngay từ những ngày đầu tiên, từ những dữ liệu khách hàng đầu tiên. Đó chính là nền tảng lý tưởng giúp bạn luôn nắm vững và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu của công ty mình cho dù có ít hay nhiều nhân sự trong tương lai.

Muốn phát triển lên khởi nghiệp, SME của bạn?

CRM Bitrix24 là một nền tảng đa năng và thuận tiện, phù hợp cho doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Bắt đầu tự động hóa và quản lý toàn diện các quy trình kinh doanh cùng Bitrix24!

THỬ NGAY!

Phải ưu tiên lợi nhuận sớm dù ít hay nhiều

Việc tạo ra những đồng lợi nhuận đầu tiên là điều rất quan trọng đối với cả vấn đề quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp, đầu tư xoay vòng và tinh thần của cả đội ngũ. Thay vì đuổi theo những kế hoạch kinh doanh hoành tráng, xa vời nhưng lại chưa tạo ra lợi nhuận, thậm chí đốt rất nhiều chi phí vô ích, hãy tập trung vào các kế hoạch bán hàng ngắn hạn, đơn giản và thực tế trong giai đoạn đầu.

Ngay cả khi nó chỉ đem về một phẩn lợi nhuận chưa cao so với kỳ vọng của bạn, đó cũng chính là động lực và nguồn vốn cho cả doanh nghiệp trước khi sang các kế hoạch dài hơi hơn.

​Những câu hỏi thường gặp

Cần bao nhiêu vốn mới có thể khởi nghiệp?

Rất khó để đưa ra một con số cụ thể, chính xác về số tiền bạn cần để khởi nghiệp vì nó còn tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề, địa phương bạn dự định kinh doanh. Tuy nhiên có rất nhiều cách để biết được điều này, như tham khảo những người khởi nghiệp đi trước, nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch ngân sách sơ bộ, đi học các khóa học trực tiếp từ người trong ngành. Khi kết hợp các yếu tố trên, và lập kế hoạch quản trị dòng tiền doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn sẽ tìm ra số vốn cần thiết cho quá trình khởi nghiệp của mình.

Ngành nghề nào khởi nghiệp dễ thành công nhất?

Tất cả các ngành nghề đều có người thành công và kẻ thất bại. Khi chọn ngành nghề khởi nghiệp cũng như sản phẩm kinh doanh, điều quan trọng nhất đó là thị trường. Bạn cần xác định thị trường có thực sự có nhu cầu với sản phẩm đó hay không. Tiếp theo là lựa chọn thứ mà bạn thật sự hiểu rất rõ về nó, có kinh nghiệm thực chiến nhiều năm và tốt nhất là tìm được cộng sự cũng có chuyên môn tương ứng.

Ngày nay, ngoài việc bán các sản phẩm vật lý, xu hướng kinh doanh các sản phẩm số như phần mềm, app, website, khóa học cũng là lựa chọn phù hợp với rất nhiều người, đặc biệt là những ai nhạy bén về kiến thức mảng online.

Làm sao để chọn đúng sản phẩm khi bắt đầu kinh doanh buôn bán?

Để chọn sản phẩm, bạn có thể đầu tư vào việc thuê một bên độc lập giúp nghiên cứu thị trường. Trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí cho phần này, bạn cần tự mình nhìn nhận, quan sát từ các mối quan hệ bạn bè trong ngành lẫn những người ngẫu nhiên, kết hợp với việc lập sơ đồ tư duy kế hoạch kinh doanh sao cho sát với nhu cầu của thị trường.

Tiếp theo, hãy so sánh các sán phẩm mà bạn quan tâm, có nguồn lực sản xuất hoặc biết rõ nhà cung cấp chất lượng cho đầu vào. Kết hợp cả 2 yếu tố đầu vào và đầu ra, bạn sẽ chọn được sản phẩm kinh doanh có tỷ lệ thành công cao hơn thay vì mạo hiểm nguồn vốn với một sản phẩm không chắc chắn.

Muốn phát triển lên khởi nghiệp, SME của bạn?

CRM Bitrix24 là một nền tảng đa năng và thuận tiện, phù hợp cho doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Bắt đầu tự động hóa và quản lý toàn diện các quy trình kinh doanh cùng Bitrix24!

THỬ NGAY!

Kết luận

Với một công ty khởi nghiệp, hoặc SMEs, việc tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình vận hành, quản lý dòng tiền hiệu quả và không làm thất thoát nguồn vốn là những tip quan trọng giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp và giữ cho nó thể tồn tại, phát triển qua giai đoạn 5 năm đầu khó khăn nhất.

Ngoài ra, việc sử dụng công cụ hỗ trợ bán hàng cũng là yếu tố giúp tiết kiệm chi phí, nhân lực đồng thời tăng doanh thu đáng kể. Bitrix24 là CRM được thiết kế đặc biệt phù hợp với hoạt động sales trên mọi lĩnh vực, có mức giá vô cùng phù hợp với SMEs, giúp người khởi nghiệp xây dựng quy trình bán hàng chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp ngay từ đầu.


Phổ biến nhất
Hiệu suất công việc
Tạo Chữ Ký Email Chuyên Nghiệp: 25 Ví Dụ
Nhân sự
25 Ví Dụ Về Thư Xin Việc Hay Nhất: Những Điều Họ Đã Làm Đúng
Tiếp thị
Meta Threads và 8 mẹo xây kênh dành cho người mới bắt đầu
Doanh nghiệp nhỏ
Tại sao khởi nghiệp thất bại: Khám phá 10 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong kinh doanh
Quản lý dự án
10 Yếu Tố Cần Có Để Có Một Bài Thuyết Trình Kinh Doanh Thành Công
Mục lục
Những lý do phổ biến dẫn đến sự thất bại của các công ty SME Vấn đề thị trường Thiếu vốn hoặc quản lý vốn yếu kém Rào cản pháp lý Cấu trúc nhân sự kém Vội vã mở rộng quy mô Thiếu tập trung Bí quyết giúp SME tồn tại và phát triển qua 5 năm đầu tiên Hoàn thiện sản phẩm dựa trên phản hồi khách hàng Phải xây dựng đội ngũ gọn nhẹ và có chuyên môn Phải ưu tiên lợi nhuận sớm dù ít hay nhiều ​Những câu hỏi thường gặp Cần bao nhiêu vốn mới có thể khởi nghiệp? Ngành nghề nào khởi nghiệp dễ thành công nhất? Làm sao để chọn đúng sản phẩm khi bắt đầu kinh doanh buôn bán? Kết luận
Bạn cũng có thể thích
Blog
Hội thảo web
thuật ngữ

Free. Unlimited. Online.

Bitrix24 là nơi tất cả mọi người có thể giao tiếp, phối hợp trong các tác vụ và dự án, quản lý khách hàng và làm việc hiệu quả hơn.

Bắt đầu ngay
Bạn cũng có thể thích
Hướng dẫn các bước onboarding hiệu quả dành cho Giám đốc Sales mới
Bán hàng 
Hướng dẫn các bước onboarding hiệu quả dành cho Giám đốc Sales mới
8 phút
12 Giải Pháp Quản Lý Liên Hệ Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp Nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
12 Giải Pháp Quản Lý Liên Hệ Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp Nhỏ
11 phút
Tại Sao Doanh Nghiệp Của Bạn Cần Một Chiến Lược CRM Di Động: Mở Khóa Thành Công Với Bitrix24
CRM
Tại Sao Doanh Nghiệp Của Bạn Cần Một Chiến Lược CRM Di Động: Mở Khóa Thành Công Với Bitrix24
9 phút