Trong thời đại công nghệ số, website luôn là một phần không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Hàng ngày, có rất nhiều lưu lượng truy cập vào website của bạn thông qua các nguồn khác nhau.
Vậy làm sao để đo lường, kiểm soát và tối ưu traffic từ mọi nguồn và nắm các thông tin cần thiết? Câu trả lời chính là link UTM, cấu trúc quan trọng trong việc thể hiện các nguồn truy cập đến một website.
Nói một cách đơn giản, link UTM là một đường link đã được mở rộng từ link gốc ban đầu. Có 5 thẻ bạn có thể thêm vào cuối URL để đo lường website và hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị. Khi URL có phần đuôi nối thêm này được một người nào đó truy cập, các phần mềm liên kết với website để theo dõi traffic có thể phân tích thông tin của luồng truy cập đó.
Chẳng hạn như, người vừa truy cập qua link UTM trên có đi đến các trang khác của website hay không, họ có tương tác với các nội dung khác không, họ có nhấp vào các link, nút “call-to-action” hay không và cuối cùng là họ có mua hàng hay để lại thông tin và trở thành lead hay không.
Các loại thông số code UTM tương ứng với 5 thẻ thông dụng mà bạn có thể sử dụng để theo dõi traffic. Dưới đây là ý nghĩa từng thẻ và ví dụ:
utm_campaign: Thẻ này đặt tên cho chiến dịch cụ thể mà đường link đó thuộc về. Ví dụ: bạn có thể sử dụng chien_dich_he_2024. Ví dụ: utm_campaign=chien_dich_he_2024
utm_source: Thẻ này dùng để xác định lưu lượng truy cập đến từ đâu. Các nguồn có thể bao gồm công cụ tìm kiếm, báo chí, blog, mạng xã hội, website vệ tinh hoặc các nguồn giới thiệu khác. Ví dụ: utm_source=facebook
utm_medium: Thẻ này cho biết kênh marketing nào hướng khách truy cập đến trang web của bạn, chẳng hạn như email, truyền thông xã hội, quảng cáo PPC, hoặc quan hệ đối tác thương hiệu với một trang web khác. Ví dụ: utm_medium=website_partner
utm_content: Thẻ này cho biết nội dung nào đã đưa đến lượng truy cập, thông dụng nhất là tên của các nút kêu gọi hành động (CTA). Ví dụ: CTA gồm các nút mua_ngay, dang_ky_ngay, nhan_tu_van.
utm_term: Thẻ này dùng để xác định các từ khóa được sử dụng trong quảng cáo PPC, vì vậy bạn có thể biết được khách hàng đến với website bằng cách tìm từ khóa nào. Link với thẻ này hiếm khi hiển thị trong các nội dung tìm kiếm không trả phí.
Có thể bạn sẽ thấy bối rối và mất thời gian nếu phải tạo link UTM thủ công. Tuy nhiên điều tuyệt vời là bạn hoàn toàn có thể tạo nhanh chóng bằng Trình tạo UTM miễn phí của Bitrix24.
Tất cả những gì bạn cần làm là điền link gốc, sau đó thêm các thẻ theo ý muốn và sao chép phần link UTM mới mà Bitrix24 tạo cho bạn và dùng chúng trong các chiến dịch.
Hãy thử tạo hàng loạt link UTM nhanh chóng bằng cách truy cập Công cụ tạo link UTM của Bitrix24 tại đây.
Nâng cao doanh số website và tối ưu hóa chiến lược marketing hiệu quả
Bắt đầu tạo link UTM miễn phí ngayVai trò quan trọng nhất của URL UTM, nhất là đối với các website bán hàng, đó là theo dõi nguồn truy cập đến cho mỗi doanh thu, đơn hàng website mang lại.
Dưới đây là một số thông tin bổ sung về lý do tại sao các thông số của link UTM chính là thông tin vô cùng cần thiết để có thể khởi tạo các hoạt động sales và marketing mạnh mẽ.
Khi đứng trước một thị trường mới, người làm marketing không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải thử và sai để xem cách mà thị trường này hoạt động cũng như xu hướng tiêu dùng tại đó. Tuy nhiên, việc chạy hàng loạt chiến dịch digital marketing theo cách này có thể gây tốn kém ngân sách rất lớn.
Trong trường hợp này, thông số từ link UTM giúp người làm marketing xác định được vị thế của thương hiệu trong các thị trường mới bằng cách xem xét nguồn đến của các traffic. Khi đó, họ có thể tập trung vào các hoạt động cụ thể vào những nguồn chất lượng, đem về chuyển đổi cao và tiết kiệm ngân sách tiếp thị. Cụ thể, việc theo dõi đó cho phép người làm marketing hiểu được tiến trình của từng chiến dịch và có cách tối ưu website hợp lý.
Khái niệm phễu marketing ngày càng trở nên quen thuộc với người làm tiếp thị hiện đại. Bên cạnh các kênh quảng cáo trả phí, việc marketing bằng cách đưa ra những kiến thức, thông tin hữu ích và thu người dùng vào phễu là cách làm thông minh được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Một người làm marketing có thể phải thực hiện đến hàng ngàn bài viết để thu phễu đầu vào, nhưng sẽ rất khó để xác định được phương hướng, thể loại thông tin nào đem đến traffic hoặc chuyển đổi cao nhất, nếu không có link UTM.
Lúc này, link UTM thực sự phát huy sức mạnh khi cho thấy được chi tiết nguồn đến của từng đơn hàng, từng lead thu về phía đầu phễu. Từ đó, người làm marketing sẽ có thể tập trung đầu tư thời gian vào loạt bài viết được độc giả xem là hữu ích, và có sự kích thích mua hàng từ phía họ.
Bất kỳ ai làm marketing đều hiểu rằng, tất cả những hoạt động họ làm cho chiến dịch, đều phải được đưa lên các báo cáo sau đó. Báo cáo này có thể là cho cấp trên, cũng có thể là cho khách hàng, đối tác, hoặc bất cứ ai quan tâm đến hiệu quả hoạt động của website doanh nghiệp.
Để chứng minh tính hiệu quả của các chiến dịch một cách cụ thể nhất, link UTM chính là phương thức chủ chốt. Thông số mà UTM theo dõi URL hiển thị, cho phép người làm marketing có thể báo cáo chính xác về mọi chiến dịch đã và đang thực hiện, chiến dịch nào tốt, chiến dịch nào cần cải thiện thêm. Ngoài ra link UTM cũng cho phép hiển thị thông số ROI hoặc mức độ tăng trưởng của traffic, doanh thu từ một nguồn nhất định trong khoảng thời gian cụ thể so với khoảng thời gian khác.
Trong marketing, luôn có một phần chiến dịch gọi là partnership. Partnership có nghĩa là bạn và một website đối tác có cùng chủ đề, lĩnh vực sẽ trao đổi vị trí sau đó đặt link của nhau. Điều này nhằm tăng chất lượng traffic và khả năng tạo ra lead hay doanh số sau đó. Link UTM giúp bạn xác định được chất lượng traffic từ mỗi đối tác để có chiến lược tinh chỉnh, lựa chọn đối tác phù hợp hơn cho các chiến dịch trong tương lai.
Affiliate là một nguồn traffic vô cùng lớn trong thời đại hiện nay. Khi bạn thuê những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để đại diện cho thương hiệu của mình, hoặc đơn giản là giới thiệu bán hàng trên website, làm thế nào để bạn xác định hiệu quả của từng người.
Câu trả lời là khi dùng link UTM được tùy chỉnh cho các KOL, KOC, bạn sẽ biết được việc phải trả hoa hồng chính xác đến từng đối tác là bao nhiêu, đồng thời xem ai là người có ảnh hưởng giá trị nhất, đem về traffic lớn nhất hoặc doanh thu cao nhất.
Khi xem xét 5 loại tham số UTM và hiểu những điều cơ bản về cách chúng hoạt động, bạn sẽ dễ dàng xác định được mỗi tham số cho từng đường link của mình. Ngoài ra, có một công cụ vô cùng hữu ich giúp bạn tạo link UTM nhanh chóng mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau của bài viết này.
Dưới đây là một số lưu ý khi tạo link UTM để có một chiến dịch hiệu quả hơn.
Thông tin đơn giản và cụ thể là điều mà người tạo link UTM phải lưu ý. Việc này giúp bạn dễ dàng theo kịp các thẻ khi chiến dịch mở rộng với rất nhiều link UTM. Nó cũng giúp người khác dễ dàng tiếp tục công việc trong trường hợp bạn cần hỗ trợ.
Tính nhất quán là chìa khóa giúp bạn không bị rối khi nhìn vào bảng báo cáo và phân tích sau này. Ví dụ: Nếu tất cả các bài đăng trên phương tiện truyền thông mạng xã hội được chia sẻ theo utm_medium "social", thì bạn không nên sử dụng các từ khác như mang_xa_hoi hay social_media để tránh nhầm lẫn.
Khi dùng link UTM, bạn cần sử dụng chữ thường vì Google Analytics phân biệt chữ hoa và chữ thường. Bằng cách này, bạn sẽ không cần phải nhớ những gì nên hoặc không nên viết hoa.
Hãy chỉ sử dụng dấu gạch ngang hoặc dấu gạch dưới cho các thẻ, không nên dùng lẫn lộn cả hai. Trong một số trường hợp, dấu cách có thể làm gián đoạn URL và khiến URL không hoạt động. Bạn cần lưu ý tránh sai sót này.
Khi URL trở nên quá dài, chúng sẽ gây ra vấn đề. Đặc biệt, các KOL, KOC sẽ muốn có một link ngắn gọn cho các bài đăng trên mạng xã hội. Do đó, một link quá dài sẽ gây ra nhiều rắc rối đi kèm. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng người dùng có nhiều khả năng nhấp vào các link rút gọn hơn là link dài. Vì vậy hãy giữ link ngắn gọn hết sức có thể.
Một cách để giữ URL ngắn gọn là tránh lặp lại từ trong các thẻ. Ví dụ: một utm_campaign gọi là "mua xuan_nam_2024" là khá dài. Bạn có thể sử dụng "xuan_2024" cho cùng một thông tin. Đôi khi sự trùng lặp đến từ các thẻ UTM khác nhau. Ví dụ: một số người đặt "linkedin" là từ khóa ở cả thẻ utm_source và utm_medium. Điều này là không cần thiết.
Nâng cao doanh số website và tối ưu hóa chiến lược marketing hiệu quả
Bắt đầu tạo link UTM miễn phí ngayLink UTM dùng để làm gì?
Link UTM là link được mở rộng từ link gốc giúp người làm marketing, chủ doanh nghiệp xác định được nguồn và hiệu quả của từng nguồn traffic đến website.
Làm sao để tạo link UTM?
Bạn có thể dễ dàng tạo link UTM với Trình tạo UTM miễn phí của Bitrix24 trong vòng vài giây.
Link UTM có đưa về kết quả chính xác không?
Miễn là bạn có sự nhất quán trong các tham số của link UTM, nó sẽ trả về kết quả vô cùng chính xác về traffic website.
Có rất nhiều điều bạn có thể làm với link UTM, nhưng tựu chung lại, mục đích cuối cùng của việc sử dụng link UTM là giúp chiến dịch marketing hiệu quả hơn. Từ đó, doanh số của công ty thông qua website sẽ được nâng cao đồng thời người làm marketing cũng dễ dàng kiểm soát được nguồn chiến dịch.
Với Trình tạo UTM miễn phí của Bitrix24, bạn có thể dễ dàng tạo ra bất kỳ link UTM nào với các thẻ như mong muốn.
Hãy thử công cụ tạo link của Bitrix24 ngay hôm nay tại đây.