Trong thời đại bùng nổ của MXH, Influencer marketing đang trở thành một trong những chiến lược mạnh mẽ, giúp các thương hiệu kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu của họ nhanh chóng hơn.
Như với bất kỳ kênh marketing nào, việc hiểu được lợi tức đầu tư (ROI) là điều rất quan trọng để xác định hiệu quả và giá trị của một chiến dịch. Tuy việc đo lường ROI marketing trong Influencer có thể hơi phức tạp hơn một chút, nhưng với cách tiếp cận và một số công cụ phù hợp, bạn sẽ dễ dàng làm được điều này.
Hãy cùng Bitrix24 tìm hiểu những cách tốt nhất để tối ưu ROI Influencer marketing ngay hôm nay.
Bitrix24 cung cấp cho bạn 35+ công cụ toàn diện để tối ưu hóa ROI.
Đăng ký ngay để khám phá!Influencer marketing hay còn gọi là marketing người ảnh hưởng, là một phương pháp quảng cáo theo đối tượng mục tiêu, sử dụng những cá nhân hay tổ chức có tên tuổi và sức ảnh hưởng đến cộng đồng để tiếp cận tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm.
Influencer marketing có thể bao gồm nhiều công việc, từ gửi sản phẩm miễn phí cho KOLs để họ sử dụng và giới thiệu, đến các thỏa thuận mang tính chính thức hơn, như hợp đồng quảng bá sản phẩm, nêu rõ những quyền lợi và trách nhiệm giữa 2 bên gồm KOLs và doanh nghiệp.
Ngoài ra, một kiểu Influencer marketing cũng rất phổ biến hiện tại đó là người ảnh hưởng sẽ kiếm lợi nhuận là hoa hồng dựa trên số sản phẩm bán được, ngoài tiền booking ban đầu. Đây được gọi là Influencer marketing kết hợp affiliate, quản lý bằng bằng phần mềm theo dõi của bên thứ 3 và ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Ngoài mục tiêu lớn nhất là bán được sản phẩm và nâng cao doanh số, Influencer marketing còn có một tác dụng khác là giúp doanh nghiệp tạo ra vô vàn nội dung quảng cáo, tồn tại trong một thời gian dài mà không cần vận dụng quá nhiều nguồn lực nội bộ hoặc thuê agency sáng tạo.
Influencer marketing cũng được xem là một khoản đầu tư vững chắc với chỉ số ROI cao hơn khá nhiều kênh marketing truyền thống vì các KOLs ngày nay luôn biết cách sản xuất nội dung chất lượng cao, dễ bán được hàng nhưng chi phí bỏ ra khá nhỏ.
Đầu tiên, người làm marketing phải xác định mục tiêu của mình trong chiến dịch là gì. Đó có thể là tăng nhận thức về thương hiệu, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, hoặc tăng doanh số bán hàng. Sai lầm lớn nhất mà các doanh nghiệp hay mắc phải là không biết mình muốn gì và không có mục tiêu rõ ràng. Điều này sẽ dẫn đến việc triển khai chiến dịch Influencer marketing dễ đi vào ngõ cụt vì không cân đối được giữa chi phí bỏ ra và thành quả thu về.
Hãy chắc chắn rằng bạn có trong tay các công cụ phù hợp để đo lường chính xác KPI và nắm rõ KPI nào cần có để chiến dịch được xem là thành công.
Ví dụ, trong trường hợp mục tiêu của bạn là xây dựng nhận thức về thương hiệu, thì các chỉ số như traffic web, view video, lượt hiển thị quảng cáo sẽ quan trọng hơn doanh thu. Hoặc nếu mục tiêu của bạn là tạo ra lead (khách hàng tiềm năng), thì lượng người đăng ký email hay để lại thông tin liên lạc sẽ là chỉ số có ý nghĩa nhất.
Với mỗi KPI không phải doanh số, bạn có thể quy đổi chúng về giá trị tiền dựa trên sự ước tính từ các chiến dịch trước. Ví dụ, nếu thông thường bạn cần bỏ ra 1 triệu đồng quảng cáo để có 10.000 views trên Facebook đến tệp người dùng phù hợp, thì bạn có thể quy đổi views mà người nổi tiếng mang về ra số tiền ngược lại và xem nó là doanh thu khi chạy chiến dịch Influencer marketing.
Bạn dự định đầu tư bao nhiêu vào chiến dịch? Ngân sách của bạn nên bao gồm tất cả các chi phí bao gồm chi phí cho KOL nếu làm cá nhân hoặc chi phí cho agency nếu làm qua tổ chức quản lý; chi phí đo lường, phân tích và lên kế hoạch cho bên thứ 3 nếu có; chi phí cho việc chạy quảng cáo hỗ trợ sau khi người ảnh hưởng lên nội dung.
Cuối cùng, bạn cần sử dụng tất cả thông tin thu thập được để tính ROI của mình. Công thức rất đơn giản:
(Doanh thu/Chi phí) x 100
Có một số KPI mà bạn cần theo dõi để quản lý chiến dịch Influencer Marketing như:
Doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi
Số lượt xem website và số lượt hiển thị
Lượng tương tác
Giá trị nội dung thu được (EMV)
Số lượng fan của KOL
Doanh thu và chuyển đổi là hai trong số các KPI quan trọng nhất của Influencer marketing vì chúng đo lường tác động tài chính của các chiến dịch.
Doanh thu là tổng số tiền mà thương hiệu tạo ra từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ nhờ vào chiến dịch Influencer marketing. Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm số người thực hiện hành động mà bạn mong muốn, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký nhận bản tin hoặc tải xuống ebook, có được nhờ chạy chiến dịch.
Theo dõi doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi cho phép doanh nghiệp:
Đo lường hiệu quả của các chiến dịch Influencer marketing
Xác định những KOL tốt nhất để hợp tác.
Cải thiện ROI của các chiến dịch Influencer marketing
Dưới đây là một số phương pháp cụ thể để theo dõi doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi từ các chiến dịch Influencer marketing.
Sử dụng URL hoặc mã khuyến mãi duy nhất để theo dõi doanh số bán hàng trực tiếp đến từ một KOL nhất định.
Theo dõi lưu lượng truy cập trang web và tỷ lệ người điền thông tin biểu mẫu từ bài đăng của KOL bằng utm link.
Theo dõi, khảo sát đánh giá của khách hàng trên MXH về thương hiệu sau khi KOL đăng bài.
Số lượt xem và số lượt hiển thị là hai dữ liệu quan trọng được sử dụng để đo lường phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác của các chiến dịch Influencer marketing.
Chỉ số lượt xem trang là số lần tải một trang cụ thể trên website. KPI này có thể được sử dụng để theo dõi số lượng người đã xem bài đăng của KOL và nó cũng dùng để đo lường hiệu quả của trang đích (landing page) đang được quảng bá bởi KOL đó.
Bitrix24 cung cấp cho bạn 35+ công cụ toàn diện để tối ưu hóa ROI.
Đăng ký ngay để khám phá!Số lần hiển thị là số lần quảng cáo hoặc phần nội dung được hiển thị trên màn hình người dùng. Số liệu này có thể được sử dụng để theo dõi phạm vi tiếp cận tổng thể của chiến dịch, mức độ lan truyền nội dung do KOL tạo ra đến với fan của họ.
Khi nắm được các thông số trên, người làm marketing có thể điều chỉnh chiến dịch để cải thiện phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác của người dùng.
Tương tác là một chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của một chiến dịch Influencer marketing có mục đích kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu. Nó liên quan đến các hành động tương tác xảy ra giữa KOL, thương hiệu và người dùng, chẳng hạn như:
Thích, chia sẻ và bình luận về các bài đăng trên MXH
Tỷ lệ nhấp vào link ở phần kêu gọi hành động.
Tải tài liệu
Truy cập vào website
Có thêm nhận thức về thương hiệu
Tuy số lượng fan/ followers không quyết định tất cả, nhưng nó cũng là một thông tin hữu ích ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu khi chọn KOL.
Một KOL có nhiều fan cho thấy họ có khả năng giúp thương hiệu tiếp cận đến nhiều người hơn. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp thêm các KPI có liên quan khác để hiểu toàn diện hơn về tiềm năng của một KOL nhất định.
Khi đánh giá tỷ lệ tương tác, nhân khẩu học của fan, phong cách mà KOL hướng đến có phù hợp với sản phẩm hay không, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc lựa chọn KOL hay đại sứ thương hiệu, tối đa hóa ROI và đạt được mục tiêu về marketing tổng thể.
Để tận dụng lợi thế của chiến dịch, tối ưu hóa ROI và tăng hiệu quả Influencer Marketing, bạn có thể xem xét các chiến lược sau:
Chọn những người có ảnh hưởng phù hợp: Không phải tất cả KOL đều như nhau. Vì vậy việc tìm kiếm những người ảnh hưởng phù hợp với giá trị thương hiệu, có kết nối thực sự với fan và có những chiến dịch đã từng thành công trước đó, là điều quan trọng khi đưa ra quyết định.
Đặt mục tiêu và KPI rõ ràng: Như đã đề cập ở phần bên trên, bạn cần có mục tiêu và KPI rõ ràng để đo lường ROI. Nó cũng giúp bạn lên kế hoạch cho chiến dịch hiệu quả hơn.
Tạo nội dung phù hợp với tệp fan: Trước khi chạy chiến dịch, doanh nghiệp và KOL cần ngồi với nhau để xác định nội dung nào sẽ phù hợp với fan của KOL đồng thời quảng bá tốt nhất cho thương hiệu. Doanh nghiệp cần tránh việc đưa quá nhiều nội dung quảng cáo mà không quan tâm đến sự phù hợp với tệp fan của KOL vì điều này sẽ gây nên tác dụng ngược cho chiến dịch.
Tận dụng nhiều nền tảng: Đừng giới hạn bản thân trong một nền tảng. Các nền tảng khác nhau có đối tượng và thế mạnh khác nhau. Vì vậy hãy đa dạng hóa các kênh trong chiến lược Influencer Marketing
Phân tích và tối ưu hóa: Sau mỗi chiến dịch, hãy phân tích kết quả thu về và xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Từ đó, bạn có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để tối ưu hóa các chiến dịch khác trong tương lai.
Những yếu tố nào quyết định đến ROI của chiến dịch Influencer marketing?
Yếu tố quyết định đến ROI gồm có KPI được quy đổi ra doanh thu và chi phí cho toàn bộ chiến dịch Influencer marketing đó.
Làm thế nào để tối ưu ROI cho chiến dịch Influencer marketing?
Để tối ưu hóa ROI, bạn cần chọn những người có ảnh hưởng phù hợp, đặt mục tiêu và KPI rõ ràng, tạo nội dung phù hợp với tệp fan đồng thời tận dụng nhiều nền tảng khác nhau.
Nguyên nhân thất bại thường gặp của chiến dịch Influencer marketing?
Nguyên nhân lớn nhất khiến một chiến dịch Influencer marketing thất bại thường nằm ở việc chọn sai KOL và không xác định được mục tiêu cụ thể.
Trong một chiến dịch Influencer marketing, việc đo lường hiệu quả là điều rất quan trọng. Đồng thời, việc chuyển đổi lưu lượng truy cập hay lead thu về để sau đó họ trở thành khách hàng cũng là yếu tố cần phải quan tâm hàng đầu.
Với CRM Bitrix24 cùng hàng loạt tính năng quản lý lead thông minh, bạn sẽ dễ dàng tối ưu các kết quả thu về từ chiến dịch Influencer marketing của mình để tiền bạc và công sức bỏ ra không trở nên vô nghĩa.
Nhận tư vấn miễn phí về CRM Bitrix24 tại đây ngay hôm nay.
Bitrix24 cung cấp cho bạn 35+ công cụ toàn diện để tối ưu hóa ROI.
Đăng ký ngay để khám phá!